Đăng-châu Gia-mục-thố sinh ngày 6 tháng 7 năm 1935 là tên của Đạt-lại Lạt-ma thứ 14, là nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Theo công trình nghiên cứu cá nhân vừa qua của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Úc thì trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á, đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Mahātma Gandhi (1869-1948) và chính vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 này.
http://tusach-img.thuvienkhoahoc.com/images/1/14/426px-DalaiLama14.jpg
Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín, "Người bảo vệ đức tin", Huệ Hải, "Biển lớn của trí tuệ", Pháp vương, "Vua của Chánh Pháp", Như ý châu, "Viên bảo châu như ý"...
Đạt-lại Lạt-ma được tấn phong tước vị vào ngày 22 tháng 2 năm 1940 tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, chính thức là người lãnh đạo chính trị và tôn giáo cho 6 triệu người Tây Tạng.
Khi Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 viên tịch vào năm 1933, chính phủ Tây Tạng gặp khủng hoảng trong việc tìm kiếm một người thừa kế. Năm 1935, vị nhiếp chính đi đến hồ thiêng Lhamo Lhatso ở Chokhorgyal, khoảng 90 dặm từ thủ đô Lhasa. Theo truyền thống của Tây Tạng, người ta có thể nhìn thấy mọi việc ở tương lai từ hồ linh thiêng này. Lúc bấy giờ vị nhiếp chính thấy ba chữ Tây Tạng Ah, Ka và Ma hiện lên giữa mặt nước trong vắt của hồ thiêng, theo sau ba mẫu tự này là bức tranh của một ngôi chùa ba tầng với mái ngói màu xanh lục và một căn nhà có chiếc máng xối kỳ lạ.
Năm 1937, chính phủ Tây Tạng đã gởi những hình ảnh thiêng liêng ấy từ hồ thiêng đến các tỉnh thành của Tây Tạng để tìm kiếm nơi tái sinh của Đạt-lại Lạt-ma. Một phái đoàn tìm kiếm tái sanh được thành lập và đi về hướng Đông Bắc Tây Tạng, vị trưởng phái đoàn là Lạt-ma Kewtsang Rinpoche, Tu viện trưởng Tu viện Sera. Khi phái đoàn đến làng Amdo, họ thấy quang cảnh nơi này giống y như hình ảnh đã thấy dưới hồ thiêng. Lobsang Tsewang cải trang thành người trưởng đoàn, và Lạt-ma Kewtsang cải trang thành người thị giả và họ vào thăm một căn nhà với chiếc máng xối kỳ lạ. Bấy giờ Lạt-ma Kewtsang có mang một xâu tràng hạt (rosary) của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé trong căn nhà ấy đã nhận ra nó và yêu cầu được cầm xem. Lạt-ma Kewtsang hứa sẽ cho nếu chú đoán được ngài là ai. Và chú bé liền trả lời ngay bằng một loại tiếng lóng của địa phương là "Sera aga", nghĩa là "Lạt-ma ở tu viện Sera". Tiếp đó, sư hỏi chú bé vị trưởng đoàn là ai và chú bé đã trả lời đúng, và chú cũng cho biết tên chính xác của người thị giả. Theo sau đó là một loạt trắc nghiệm khác để chú bé chọn lựa những đồ dùng thường ngày của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé cũng nhận ra tất cả và nói: "của tôi, của tôi". Chú bé ấy chính là Đạt-lại Lạt-ma hiện nay.
Từ những kết quả của cuộc kiểm tra này giúp họ đoán chắc rằng họ đã tìm ra hóa thân mới và niềm tin của họ càng được vững mạnh thêm bởi những ý nghĩa từ ba mẫu tự Tây Tạng đã từng thấy dưới hồ thiêng: Ah là hàm nghĩa cho tỉnh lmdo, nơi chú bé chào đời, Ka là chỉ cho Tu viện Kumbum, một ngôi Tu viện lớn nhất với ba tầng gần nhà của chú bé và Ma là ám chỉ cho ngôi tu viện Karma Rolpai Dorje ở trên ngọn núi của ngôi làng gần bên. Cuối cùng phái đoàn quyết định chú bé ấy là hậu thân của vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 13.
Trước đó Sư phải học tất cả các môn học chính như Luận lý (logic) văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng (Culture & Tibetan Art), Phạn ngữ (sanskrit), Y học (medicine), Triết học Phật giáo (Buddhist philosophy). Riêng môn Phật học này là khó nhất, được chia ra làm năm phần là Bát-nhã-ba-la-mật-đa (sa. prajñāpāramitā), Trung quán (sa. mādhyamika), Giới luật (sa. vinaya), A-tì-đạt-ma và Lượng học (sa. pramāṇa) . Và các môn học phụ khác là: biện luận (dialetics), thi ca (poetry), âm nhạc (music) và kịch nghệ (drama), thiên văn (astrology), văn phạm (metre and phrasing).
http://tusach-img.thuvienkhoahoc.com/images/1/14/426px-DalaiLama14.jpg
Nguyên quán và cơ duyên
Sư chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 trong một gia đình nông dân.[1] Tên trước khi được thừa nhận trở thành vị Đạt-Lai Lạt ma thứ 14 là "Lhamo Dhondup". Sư được thừa nhận là Đạt-lại Lạt-ma vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là Hóa thân của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13, cũng là hiện thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, hiện thân của lòng từ bi.Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín, "Người bảo vệ đức tin", Huệ Hải, "Biển lớn của trí tuệ", Pháp vương, "Vua của Chánh Pháp", Như ý châu, "Viên bảo châu như ý"...
Đạt-lại Lạt-ma được tấn phong tước vị vào ngày 22 tháng 2 năm 1940 tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, chính thức là người lãnh đạo chính trị và tôn giáo cho 6 triệu người Tây Tạng.
Khi Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 viên tịch vào năm 1933, chính phủ Tây Tạng gặp khủng hoảng trong việc tìm kiếm một người thừa kế. Năm 1935, vị nhiếp chính đi đến hồ thiêng Lhamo Lhatso ở Chokhorgyal, khoảng 90 dặm từ thủ đô Lhasa. Theo truyền thống của Tây Tạng, người ta có thể nhìn thấy mọi việc ở tương lai từ hồ linh thiêng này. Lúc bấy giờ vị nhiếp chính thấy ba chữ Tây Tạng Ah, Ka và Ma hiện lên giữa mặt nước trong vắt của hồ thiêng, theo sau ba mẫu tự này là bức tranh của một ngôi chùa ba tầng với mái ngói màu xanh lục và một căn nhà có chiếc máng xối kỳ lạ.
Năm 1937, chính phủ Tây Tạng đã gởi những hình ảnh thiêng liêng ấy từ hồ thiêng đến các tỉnh thành của Tây Tạng để tìm kiếm nơi tái sinh của Đạt-lại Lạt-ma. Một phái đoàn tìm kiếm tái sanh được thành lập và đi về hướng Đông Bắc Tây Tạng, vị trưởng phái đoàn là Lạt-ma Kewtsang Rinpoche, Tu viện trưởng Tu viện Sera. Khi phái đoàn đến làng Amdo, họ thấy quang cảnh nơi này giống y như hình ảnh đã thấy dưới hồ thiêng. Lobsang Tsewang cải trang thành người trưởng đoàn, và Lạt-ma Kewtsang cải trang thành người thị giả và họ vào thăm một căn nhà với chiếc máng xối kỳ lạ. Bấy giờ Lạt-ma Kewtsang có mang một xâu tràng hạt (rosary) của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé trong căn nhà ấy đã nhận ra nó và yêu cầu được cầm xem. Lạt-ma Kewtsang hứa sẽ cho nếu chú đoán được ngài là ai. Và chú bé liền trả lời ngay bằng một loại tiếng lóng của địa phương là "Sera aga", nghĩa là "Lạt-ma ở tu viện Sera". Tiếp đó, sư hỏi chú bé vị trưởng đoàn là ai và chú bé đã trả lời đúng, và chú cũng cho biết tên chính xác của người thị giả. Theo sau đó là một loạt trắc nghiệm khác để chú bé chọn lựa những đồ dùng thường ngày của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé cũng nhận ra tất cả và nói: "của tôi, của tôi". Chú bé ấy chính là Đạt-lại Lạt-ma hiện nay.
Từ những kết quả của cuộc kiểm tra này giúp họ đoán chắc rằng họ đã tìm ra hóa thân mới và niềm tin của họ càng được vững mạnh thêm bởi những ý nghĩa từ ba mẫu tự Tây Tạng đã từng thấy dưới hồ thiêng: Ah là hàm nghĩa cho tỉnh lmdo, nơi chú bé chào đời, Ka là chỉ cho Tu viện Kumbum, một ngôi Tu viện lớn nhất với ba tầng gần nhà của chú bé và Ma là ám chỉ cho ngôi tu viện Karma Rolpai Dorje ở trên ngọn núi của ngôi làng gần bên. Cuối cùng phái đoàn quyết định chú bé ấy là hậu thân của vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 13.
Quá trình tu học tại Tây Tạng
Đạt-lại Lạt-ma bắt đầu sự nghiệp học vấn của mình vào năm 6 tuổi và hoàn tất học vị cao nhất của Phật giáo Tây Tạng là Geshe Lharampa, tương đương với Tiến sĩ triết học Phật giáo (Doctorate of Buddhist Philosophy) ở tuổi 25 vào năm 1959. Năm 24 tuổi, Sư đã tham dự kỳ thi đầu tiên tại các đại học Phật giáo Drepung, Sera và Ganden. Kỳ thi cuối cùng được tổ chức tại Jokhang, thủ đô Lhasa trong thời gian lễ hội Monlam, tháng giêng theo lịch Tây Tạng.Trước đó Sư phải học tất cả các môn học chính như Luận lý (logic) văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng (Culture & Tibetan Art), Phạn ngữ (sanskrit), Y học (medicine), Triết học Phật giáo (Buddhist philosophy). Riêng môn Phật học này là khó nhất, được chia ra làm năm phần là Bát-nhã-ba-la-mật-đa (sa. prajñāpāramitā), Trung quán (sa. mādhyamika), Giới luật (sa. vinaya), A-tì-đạt-ma và Lượng học (sa. pramāṇa) . Và các môn học phụ khác là: biện luận (dialetics), thi ca (poetry), âm nhạc (music) và kịch nghệ (drama), thiên văn (astrology), văn phạm (metre and phrasing).
Các giải thưởng
Ủy ban Hòa bình Na Uy quyết định trao tặng Giải thưởng Nobel Hòa bình cho Sư vào năm 1989 sau khi được cả thế giới tán dương và tán thành, ngoại trừ Trung Hoa. Trong quyết định ấy có đoạn viết:- "Ủy ban muốn nhấn mạnh rằng Đức Đạt-lại Lạt-ma với sự đấu tranh cho tự do cho Tây Tạng vẫn kiên quyết không sử dụng bạo lực. Sư đã ủng hộ giải pháp hòa bình dựa trên tinh thần khoan dung và tôn trọng lẫn nhau để bảo vệ lịch sử và tài sản văn hóa của con người.
- Giải thưởng đã tái xác nhận một lần nữa lòng quyết tâm của chúng tôi rằng chân lý, lòng dũng cảm và quyết tâm của chúng tôi như là những vũ khí, Tây Tạng sẽ được tự do. Cuộc đấu tranh của chúng tôi vẫn phải theo đuổi đường hướng bất bạo động và loại bỏ hận thù (The prize reaffirms our conviction that with truth, courage and determination as our weapons, Tibet will be liberated. Our struggle must remain nonviolent and free of hatred).
Kết luận
Như sự miêu tả của giáo sư Eric Sharpe thánh nhân là người suốt đời chú trọng đến việc mang lại an lạc cho con người và cuộc đời. Trong khi theo đuổi lý tưởng ấy, họ thường phải hứng chịu những trở ngại, đau đớn hoặc nguy hiểm đến sinh mạng. Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 đã hiện thân cho những gì đã được miêu tả ấy. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, sự xuất hiện của ngài như là một định mệnh, đã thừa kế tước vị Đạt-lại Lạt-ma ở trong một giai đoạn bấp bênh nhất trong toàn bộ lịch sử cao quý này. Hiện nay, vẫn trong thân phận người tị nạn lưu vong, tuy nhiên, Sư rất lạc quan và hy vọng cho tương lai độc lập và tự do cho thế giới và xứ sở của Sư như lời Sư đã nhắc tới trong bức Thông Điệp 2000:- "Thế kỷ 20 đầy xung đột và chiến tranh. Từng bước, chúng ta bảo đảm thế kỷ tới sẽ có đặc tính bất bạo động và đối thoại, là điều kiện tiên quyết để cùng hiện hữu bên nhau trong hòa bình".
- "Xã hội nào cũng có những khác biệt và xung đột. Tuy vậy, chúng ta cần phát triển niềm tin tưởng rằng: đối thoại và tình bạn là một đường lối chính chắn để tránh bạo động. Trước thiên kỷ mới, điều mọi người cần thực hiện là tăng cường tinh thần trách nhiệm đối với quốc tế".
Những Châm ngôn từ Đạt-lại Lạt-ma
- Nếu một khó khăn có thể sửa chữa được, nếu một tình huống mà bạn có thể làm cái gì đó cho nó, thì không cần thiết để lo lắng. (nhưng) Nếu nó không còn sửa chữa được, thì cũng không lợi chi trong việc lo lắng.
- Theo quan điểm Phật giáo thì quan hệ giữa nam với nam, giữa nữ với nữ là những hành vi tình dục sai trái. Còn theo quan điểm của xã hội, quan hệ đồng giới mà có sự đồng tình của cả hai người thì có thể có lợi, mang đến niềm vui cho nhau, và vô hại.
- Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, nó đến từ chính hành động của bạn.
- Nếu bạn có khả năng, hãy giúp đỡ kẻ khác. Nếu không làm được vậy thì ít nhất đừng hại họ.
- Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản, tín ngưỡng của tôi là lòng tốt.
- Không cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt.
Tương Lai
Có người thắc mắc về vấn đề tái sinh của chính ngài Đạt-lai Lạt-ma. Để có được một cái nhìn khách quan cần theo dõi lại lịch sử. Năm 1968, ngài Ban-thiền Lạcma thứ 10 bị Trung Quốc bắt và sau đó chết thình lình không rõ nguyên do tại Shigate Trung Quốc. Sau đó, theo truyền thống đức Đạt-lai Lạt-ma đã chứng nhận Gedhun Choekyi Nyima là Ban-thiền thứ 11 vào tháng 5 năm 1995 như là vị Ban-thiền tái sinh, nhưng sau đó, ngài Ban-thiền mới đã bị Trung Quốc bắt đi và thông báo rằng để bảo đảm "an toàn cá nhân" người này và không tiết lộ tung tích cho đến nay. Chính quyền Trung Quốc cũng tự ý xác nhận một người khác lên làm Ban-thiền Lạt-ma. Điều này cho thấy ý định của chính phủ Trung Quốc là sẽ dùng Ban-thiền Lạt-ma riêng của mình để tìm cách lựa chọn một Đạt-lai Lạtma 15 trong tương lai.
Ngài Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 đã lập lại tuyên bố rằng sẽ không bao giờ tái sinh nội trong lãnh thổ chịu sự kiểm soát của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa mà đôi lần Ngài gợi ý là có thể sẽ trở thành Đạt-lai Lạt-ma cuối cùng bằng cách không tái sinh nữa. Mặc dù vậy, Ngài cũng có nói rằng mục tiêu của những lần tái sinh là để tiếp tục công việc chưa hoàn thành và nếu như là hoàn cảnh của Tây Tạng vẫn không thay đổi, thì có lẽ rằng Ngài sẽ tái sinh để hoàn tất công việc đó. Trong mùa hè năm 2007, chính quyền Trung Quốc một lần nữa muốn khẳng định quyền lực của mình trong việc định đoạt một nhà lãnh đạo tôn giáo Phật giáo trong tương lai đã kí sắc lệnh rằng "tất cả các Đạt-lai Lạt-ma tái sinh phải được chính phủ thế quyền Trung Hoa chuẩn y"!
Tuy nhiên, khi được hỏi về cơ chế truyền thừa Đạt-lai Lạt-ma thì Ngài đã nhiều lần trực tiếp nhắc lại rằng: Cơ chế Đạt-lai Lạt-ma hoàn toàn do chính phủ Tây Tạng quyết định và Ngài cũng cho biết thêm là cơ chế này thực sự hữu hiệu cho đất nước Tây Tạng trong lịch sử.
Gần đây, trong các dịp được hỏi, Ngài có mở thêm rằng: Một vị Đạt-lai Lạt-ma tương lai có khả năng thuộc về nữ giới nếu như điều này đem lại lợi ích. Ngoài ra, Ngài còn cho rằng với sự đồng thuận của người dân Tây Tạng, thì truyền thừa về Đạt-lai Lạt-ma có thể được thay đổi chẳng hạn như do Ngài chỉ định ra, hay sẽ có cuộc lựa chọn ra một vị Đạt-lai Lạt-ma thay thế bởi chính phủ Tây Tạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét